Dù đã được bãi bỏ gần chục năm nay nhưng tục nạp tiền cheo vẫn là một ẩn số thú vị trong nghi lễ cưới mà không ít cặp đôi thắc mắc muốn biết ý nghĩa thực sự của nó.
Nạp tiền cheo từ xưa đã trở thành một nghi lễ trong ngày cưới của đôi uyên ương. Tiền cheo chính là khoản tiền mà bên nhà trai bỏ ra để “đăng ký hôn thú” với nhà gái dưới sự chứng kiến của dân làng thay cho lời chứng nhận đôi lứa thành đôi. Tiền cheo sau khi đóng được nạp vào khoảng chung của làng coi như một khoản để thực hiện những việc công ích như xây đường, đào giếng, xây nhà, xây cổng đình… Cũng không ít nơi sử dụng số tiền cheo để tổ chức ăn nhậu chè chén.
Khi người con gái và con trai ở hai ngôi làng khác nhau tổ chức lễ cưới, số tiền cheo mà người con trai phải đóng sẽ nhiều hơn. Người con trai cưới người con gái cùng làng sẽ nạp cheo ít hơn vì người dân thuận theo “tình làng nghĩa xóm”, gọi là món quà chúc phúc cho uyên ương.
Ít ai biết nguồn gốc ra đời của tục nạp tiền cheo. Theo nhiều nhà nghiên cứu ghi lại, nạp tiền cheo bắt nguồn từ tục “lan nhai” hay còn gọi là chăng dây giữa đường hay ở cổng làng. Với tập tục này, nhiều người thực hiện “chăng dây” khi đoàn đưa dâu đến với những ‘thủ tục” như chúc tụng, bắt tay, thậm chí đốt pháo mừng. Để đáp lại thân tình, đoàn đưa dâu sẽ mời trầu, tặng quà và nhiều đám còn biếu tiền cho người chăng dây. Dần dần tục “lan nhai” bị triều đình bãi bỏ vì nhiều đối tượng lợi dụng tục để thực hiện giăng dây để vòi tiền, sách nhiễu, làm ảnh hưởng xấu đến văn hóa.
Tục giăng dây ngày xưa
Tục nạp tiền cheo được đánh giá là tiến bộ và ý nghĩa hơn tục lan nhai nhưng vẫn bị bãi bỏ vì hiện nay khi các cặp đôi kết hôn chỉ cần đến xã đăng ký giấy tờ dưới sự chứng nhận của nhà nước.
Nhiều bạn trẻ hiện nay còn biết đến tục nạp tiền cheo qua những bài hát những câu ca dao thể hiện là một điều hiển nhiên trong lễ cưới:
- Nuôi lợn thì phải vớt bèo
Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng.
- Cưới vợ không cheo như tiền gieo xuống suối.
- Ông xã đánh trống thình thình
Quan viên mũ áo ra đình ăn cheo.
- Lấy chồng anh sẽ giúp cho
Giúp em...
Giúp em quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.